icon icon icon

Có thể thấy được những ảnh hưởng không mấy tích cực của dịch bệnh Covid đến Dệt may Việt Nam trong năm 2020. Và những tác động này sẽ có thể vẫn tiếp tục tiếp diễn trong năm 2021. Theo các chuyên gia dự báo thì kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam trong năm 2021 sẽ bằng năm 2019, đạt khoảng 38-39 tỷ USD.

Đăng bởi CÔNG TY TNHH GLOBAL TAKSON VIỆT NAM vào lúc 02/03/2021

Dệt may Việt Nam xuất khẩu năm 2020

 

Dịch Covid bùng phát diện rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã làm giảm mạnh sức tiêu thụ mặt hàng may mặc. Gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và số lượng đơn đặt đặt hàng giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tính đến hết năm nay dự kiến sẽ đạt 35,27 tỷ USD, so với năm 2019 giảm 3,6 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tính đến hết năm nay dự kiến sẽ đạt 35,27 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tính đến hết năm nay dự kiến sẽ đạt 35,27 tỷ USD. Nguồn ảnh: Apparel Resources

Mặc dù không đạt được kết quả tăng trưởng như mục tiêu ban đầu đề ra nhưng so với các quốc gia khác trên thế giới, dệt may Việt Nam vẫn có mức giảm thấp hơn. Trong bối cảnh toàn cầu, dệt may thế giới năm 2020 có tổng cầu giảm 25%.

>>> Xem thêm: Dự báo thời điểm Dệt may Việt Nam phục hồi sau bão dịch Covid-19

Dệt may Việt Nam 2021 đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn

 

Tiếp sau ngành du lịch và hàng không, dệt may là ngành tiếp theo bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 10 tháng đầu năm 2020 đã giảm 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo năm 2021 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Covid-19

 

Mặc dù Việt Nam hiện tại đã kiểm soát tốt được đại dịch trong nước, tuy nhiên diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang vô cùng phức tạp.

Covid19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng trên toàn cầu, giảm mạnh nhu cầu mặt hàng may mặc

Covid19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng trên toàn cầu, giảm mạnh nhu cầu mặt hàng may mặc. Nguồn ảnh: sbs.com.au

Các nước vốn nhập khẩu số lượng lớn mặt hàng may mặc của Việt Nam trước đây hiện đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch cùng với số người mắc bệnh không ngừng gia tăng.

Cùng vào thời điểm này của năm ngoái, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tràn ngập các đơn đặt hàng trước cho sản xuất của nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, dịch Covid đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng trên toàn cầu, tập trung vào các nhu yếu phẩm cơ bản và thiết bị y tế. Nhiều doanh nghiệp Việt có ít hoặc không có đơn đặt hàng trong những tháng cuối năm.

Dự báo trong 1-2 năm tới thế giới có thể vẫn chưa kiểm soát được dịch Covid và tăng trưởng xuất khẩu ngành Dệt may tiếp tục phải hứng chịu những tác động tiêu cực. Những tác động này mang tính đa chiều gồm cả nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, vật tư, đầu ra, hợp đồng xuất khẩu quần áo, thị trường xuất khẩu hàng may mặc, dệt may… Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt trong năm 2021 sẽ đạt 39 tỷ USD bằng năm 2019.

>>> Xem thêm: Top 10 thương hiệu thời trang bán chạy nhất thế giới năm 2020

Thích ứng và chuyển hướng

 

Khi nhu cầu may mặc trên thị trường dệt may quốc tế bị thu hẹp đáng kể. Nhạy bén và thích ứng với thực trạng này, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chuyển hướng sang sản xuất quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế để trụ vững.

Trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 tỷ khẩu trang y tế các loại

Trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 tỷ khẩu trang y tế các loại. Nguồn ảnh: Hanoi Times

Những mặt hàng này có nhu cầu rất lớn với thị trường Mỹ và Châu Âu. Các tập đoàn dệt may Việt đã có nhiều đơn đặt hàng lên đến hàng chục triệu khẩu trang vải, khẩu trang y tế, đồ bảo hộ lao động từ Mỹ, Đức và các nước EU.

Trong năm 2020, Việt Nam đã ký kết 2 hiệp định thương mại quan trọng đó là EVFTA và RCEP mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu dệt may Việt trong những năm tới

 

+ Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU) ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Kể từ khi đi vào hoạt động, hiệp định này đã đem lại những kết quả khả quan, giúp gia tăng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu nói chung dệt may nói riêng vào thị trường EU so với trước thời điểm EVFTA được ký kết. Hiệp định này mang lại kỳ vọng lớn trong thời gian tới sẽ có thể tiếp tục đẩy mạnh gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.

+ Hiệp định RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) ký kết vào ngày 15/11/2020 là hiệp định thương mại tự do gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). RCEP là một thị trường ít khắt khe hơn so với EVFTA dự báo sẽ mở rộng nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt như Trung Quốc, Nhật Bản… Thêm vào đó, RCEP cũng tạo động lực, cơ hội giao lưu, trao đổi và phát triển công nghệ may cũng như giúp giải quyết những khó khăn thiếu hụt đến từ nguyên liệu đầu vào.

binh-luan

layedly

27/10/2022

is furosemide the same as lasix 2 This metabolism is mainly done in the stomach followed by a minor portion of renal and hepatic processing

binh-luan

Fidelia

07/10/2022

Thanks , I've recently been looking for info about this topic for a while and yours is the greatest I've discovered so far. However, what about the bottom line? Are you certain in regards to the source? Here is my blog: Cheapest eBooks Store

binh-luan

Lenora

01/10/2022

Do you mind if I quote a few of your articles as long as I provide credit and sources back to your website? My blog is in the exact same niche as yours and my visitors would certainly benefit from a lot of the information you present here. Please let me know if this ok with you. Regards! my web site; Cheapest eBooks Store

binh-luan

Hicglinge

14/05/2022

https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Vente De Clomid Sans Ordonnance Lzceth cialis medicament achat Cialis Imhoig https://newfasttadalafil.com/ - buy cialis online us xii PREFACE The fundamental features you have come to trust in learning and teaching medical terminology remain strong in this new edition. Rptdbd

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC